Không có hàng trong giỏ
Bật mí cách làm bánh mì đặc ruột thơm ngon đơn giản tại nhà bằng nồi chiên không dầu
Bật mí cách làm bánh mì đặc ruột thơm ngon đơn giản tại nhà bằng nồi chiên không dầu
Rất nhiều chị em nghĩ rằng cách làm bánh mì đặc ruột khá khó, tuy nhiên trên thực tế lại đơn giản hơn so với những gì bạn tưởng tượn đấy. Hãy vào bếp cùng Anny ngay để học cách làm bánh mì đặc ruột vô cùng thơm ngon này thôi nhé!!
A. Nguyên liệu làm bánh mì đặc ruột
– Bột mì số 13 280g;
– Sữa tươi 165ml;
– Men nở instant 3g;
– Muối 3g;
– Bơ 10g;
– Dầu ăn 10ml.
B. Dụng cụ cần chuẩn bị
– Phới trộn;
– Nồi chiên không dầu;
– Tô.
C. Các bước làm bánh mì đặc ruột
– Bước 1: Trộn bột bánh
+ Cho vào tô 280g bột mì, 3g men nở, 3g muối, 10g bơ, 10ml dầu ăn, sau đó bạn trộn đều hỗn hợp lên. Sau đó cho từ từ 165ml sữa tươi vào phần bột, trộn đều đến khi bột kết dính được, không quá khô cũng không quá nhão nhé!!!
+ Lưu ý: Không cho muối trực tiếp lên men vì sẽ khiến men bị chết hoặc hoạt động yếu. Bạn nên trộn men và bột trướng, sau đó mới cho muối vào.
– Bước 2: Nhào bột bánh
+ Dùng tay nhào sơ để bột tạo thành khối, sau đó cho bột ra bàn rồi thực hiện thao tác nhồi theo kỹ thuật Folding and Strectching.
+ Đầu tiên, bạn gấp bột lại, sau đó dùng mu bàn tay ấn và miết bột ra xa. Lưu ý là ấn và miết bột ra xa chứ không phải ấn xuống. Kế tiếp xoay khối bột một góc 90 độ rồi lặp lại hai bước trên đến khi bột tạo thành khối bột đồng nhất, mịn, đàn hồi.
+ Cách nhận biết bột đạt yêu cầu: Bột dẻo mịn, có độ đàn hồi tối, Bột không dính tay, khi nhấn vào cảm thấy hơi dính nhưng khi nhấc ngón tay ra thì bột không dính tay. Có thẻ kéo dãn bột thành màn mỏng mà không bị rách. Kiểm tra bột bằng Windowpane. Ngắt một phần bột, kéo dãn bột ra. Nếu bột tạo thành màng mỏng, không dễ bị rách ánh sáng có thể xuyên qua là đạt.
– Bước 3: Ủ bột
+ Phủ kín tô bột bằng màng bọt thực phẩm, sau đó ủ từ 45 phút – 1 tiếng đến khi bột nở gấp đôi. Để kiểm tra bột ủ đạt chưa, bạn dùng tay ấn sâu vào khối bột, nếu khối bột vẫn giữ nguyên vết lõm là ủ đạt.
– Bước 4: Tạo hình bánh
+ Lăn dài khối bột, sau đó chia ra khoảng 7 phần. Đối với mỗi phần bột, bạn cán dẹt sau đó cuộn tròn lại, tạo chóp nhọn ở 2 đầu. Phủ kín bột 15 – 30 phút để bột nở, sau đó dùng dao lam rạch 1 đường dài trên mặt của khối bột.
+ Lưu ý: Không nên mạnh tay khi tạo hình bánh vì sẽ làm mất độ nở của bánh khi nướng bánh sẽ mất ngon. Đường rạch có tác dụng giúp bánh nở khi nướng.
– Bước 5: Nướng bánh mì
+ Làm nóng nồi chiên không dầu trước ở nhiệt độ 180 độ trong 5 phút. Lót giấu nến và cho bánh vào nồi, phun sương nước lên mặt bánh để bánh không bị khô.
+ Sau đó nướng 20 phú ở nhiệt độ 180 độ C. Sau 20 phút, bạn lật mặt bánh rồi nướng tiếp thêm 5 phú nữa là hoàn thành.
+ Lưu ý: Cứ khoảng 10 phút, bạn nên lấy bánh ra xem đã đạt chưa vì nhiệt độ và thời gian nướng còn tùy thuộc vào công suất của mỗi loại nồi chiên không dầu.
– Thành phẩm
+ Vậy là ta đã có được một mẻ bánh mì đặc ruột giòn rụm, thơm ngon rồi đấy. Chỉ cần cắn một miếng, bạn sẽ cảm nhận được lớp vỏ ngoài giòn tan, ruột bên tròn thì mềm mịn, bùi bùi.
D. Mẹo làm bánh mì đặc ruột thành công
– Nếu không sử dụng men khô instant thì bạn phải kích hoạt men với nước hoặc sữa ấm 35 – 40 độ C, khuấy đều và để yên 5 – 10 phút đến khi men nở tạo thành mảng giống gạch cua. Không được nóng hơn vì sẽ làm chết men hoặc yếu hoạt động của men.
– Đối với bánh mì hoặc pizza, bạn nên dùng men instant đỏ thay vì sử dụng men instant vàng.
– Nếu ủ xong bột không nỡ, hãy kiểm tra lại hạn sử dụng men nở, nếu men nở cận date thì khả năng hoạt động của men yếu và có thể men chết. Để kiểm tra bạn có thể pha một chút nước ấm khoảng 30 độ. Cho men vào đợi khoảng 15 phút, nếu men nở sủi bọt như lớp gạch cua thì men vẫn còn tốt, bạn có thể yên tâm sử dụng.
– Nếu ruột banh sau khi nướng khô: Do thời gian nướng quá lâu hoặc do loại bột mì sử dụng có tính hút nước cao. Vì vậy trong quá trình nhào bột bạn cần thêm sữa để giúp khối bột mềm ẩm và ngon hơn.
– Ủ bột đúng thời gian và đúng nhiệt độ từ 30 – 35 độ C để bột nở gấp đôi. Không nên ủ quá lâu vì sẽ khiến b ánh nồng mùi men.
– Bạn có thể trữ đông phần bột bánh sau lần ủ đầu tiên. Khi nào cần dùng thì mang ra rã đông rồi ủ lần 2 (ủ lần 2 thời gian ủ lần 2 sẽ hơi lâu so cới bình thường) Rồi mang đi nướng bánh bình thường.
*Tham khảo công thức và hình ảnh từ kênh YouTube Ăn sạch sông khỏe
Chúc cả nhà thành công!!!
Trả lời