Không có hàng trong giỏ
Cách làm bánh mì sữa đặc kiểu Nhật Bản đơn giản mà lại thơm ngon khó cưỡng
Cách làm bánh mì sữa đặc kiểu Nhật Bản đơn giản mà lại thơm ngon khó cưỡng
Lại một chiếc bánh mì thơm ngon khó cưỡng nữa đây ạ! bài viết dưới đây anny muốn giới thiệu đến bạn cách làm bánh mì sữa đặc kiểu Nhật Bản vô cùng đơn giản mà lại thơm ngon. Được gọi là bánh mì sữa đặc vì được tạo ra từ nguyên liệu là sữa đặc. Bánh này mặc dù sữa đặc nhiều nhưng không hề bị ngấy, ruột rất trắng và rất xốp nữa đấy ạ. Có chiếc bánh mì sữa đặc nóng hổi thưởng thức vào mỗi buổi sáng thì còn gì bằng nhỉ! hãy cùng anny vào bếp và thực hiện ngay món bánh này nhé!!!
A. Nguyên liệu làm bánh mì sữa đặc kiểu Nhật Bản
1. Nguyên liệu phần bột A.
– Bột mì số 13 280g;
– Men nở instant 3g;
– Nước 170 – 180g.
2. Nguyên liệu phần bột B.
– Bột mì số 13 140g;
– Đường bột 30g;
– Muối 2g;
– Men nở 1,5g;
– Sữa đặc 80g;
– Bơ lạt đun chảy 30g;
– Trứng gà 1 quả.
B. Dụng cụ cần chuẩn bị
– Khuôn loaf 2 cái hoặc khuôn bánh mì gối dài;
– Rây lọc;
– Tô trộn bột;
– Cây lăn bột,…
C. Cách làm bánh mì sữa đặc
1. Cách làm phần bột A
– Bước 1: Đầu tiên, cho bột mì và men nở vào tô sau đó trộn đều hỗn hợp bột lên.
– Bước 2: Tiếp đến, đổ nước vào tô trộn và trộn đến khi bột tạo thành một khối, sau đó bọc kín âu bột và đi ủ trong khoảng 1 – 1,5 giờ đến khi bột nở gấp đôi. (nên cho 170ml nước vào trộn thử, nếu thấy quá khô mới cho thêm 5 – 10ml nước nữa. Không nên cho quá nhiều sẽ làm cho bột dễ bị nhão về sau.
2. Cách làm phần bột B
– Bước 1: Sau khi phần bột A đã nở gấp đôi, bạn dùng tay ấn xẹp hết bọt khí trong bột. Cho khối bột này vào âu lớn. Rây bột mì, muối, đường bột của phần B vào và trộn đều. Tiếp đến cho men nở vào và trộn đều.
– Bước 2: Cho sữa đặc, bơ chảy, trứng vào âu, trộn đều đến khi khối bột được hòa quyện. Đậy kín mặt âu và để bột nghỉ trong khoảng 15 – 20 phút.
– Bước 3: Nhào bột. Nếu nhào bột bằng tay, bạn đổ bột ra mặt bàn đã phủ một lớp bột áo, sau đó nhào bột trong khoảng 15 – 20 giây đến khi có khối bột dẻo mịn, đàn hồi, không dính tay, khi kéo màng mỏng không dính tay. Nếu nhào bột bằng máy: bạn cho toàn bột phần bột vào máy trộn. Chạy máy ở tốc độ thấp nhất cho tới khi bột hòa quyện thành một khối thì tăng lên tốc độ vừa, nhồi đến khi khối bột dẻo mịn và đàn hồi, ấn thử vào khối bột sẽ thấy vết lõm phồng trở lại.
– Bước 4: Ủ bột lần 1, bạn dùng một chiếc âu hoặc bát to, quét một lớp mỏng dầu ăn lên đấy và thành âu. Cho khối bột vào âu, lật mặt khối bột để dầu ăn bao đều quanh bột. Dùng khăn ẩm hoặc nilon bọc kín âu. Ủ ở nhiệt độ phòng 25 – 32 độ C đến khi bột nở gấp đôi.
– Bước 5: Sau khi bột đã nở gấp đôi thì dùng mu bàn tay để đấm nhẹ hoặc ấn nhẹ cho khí trong khối bột thoát ra ngoài. Lấy bột ra, nhào bằng tay lại sơ qua trong khoảng 1 – 2 phút.
– Bước 6: Chia khối bột ra thành 6 phần, mỗi phần nặng khoảng 120 – 130g. Tạo hình bánh mì gối. Hoặc có thể chỉ cần ve bột tròn, có mặt mịn rồi đặt vào khuôn cũng được.
– Bước 7: Sau khi tạo hình bạn đem ủ bột lần 2, phủ khăn che mặt khuôn để bột bánh không bị khô. Ủ bột ở ấm áp và ẩm, đến khi bột nở gấ đôi. Thời gian ủ bột lần 2 chỉ bằng 2/3 thời gian ủ bột lần 1, không nên để quá lâu. bánh sẽ rất dễ có vị chua.
– Bước 8: Làm nóng lò nước trước khi nướng bánh ở nhiệt độ 15 phút, nhiệt độ 180 độ C và để ở chế độ 2 lửa.
– Bước 9: Cho bánh vào nướng và nướng ở nhiệt độ 175 – 180 độ C trong khoảng 20 phút, đến khi bánh chín và vàng mặt. Nếu mặt bánh vàng sớm thì có thể dùng giấy bạc che cho mặt bánh khỏi bị cháy. (không nên nướng bánh ở nhiệt độ thấp hơn vì có thể sẽ làm cho vỏ bánh bị dày, nếu lò nướng có dùng chế độ quạt, sẽ cần hạ nhiệt độ xuống 10 – 15 độ C)
Bánh chín lấy ra và cho lên rack hong nguội và thưởng thức thôi nhé!!! Cách làm bánh mì cũng tương đối đơn giản đúng không nhỉ! chỉ hơi mất thời gian ở 2 giai đoạn ủ thôi nè! Bánh thành phẩm cho ra thì vô cùng thơm ngon và hấp dẫn luôn! hãy nhanh tay vào bếp và thực hiện ngay món bánh này để chiêu đãi bữa sáng gia đình mình nhé!!!
anny chúc cả nhà thành công!!!