Cách làm bánh mì sữa hokkaido dùng tangzhong dai mềm thơm ngon
Cách làm bánh mì sữa hokkaido dùng tangzhong dai mềm thơm ngon

Cách làm bánh mì sữa hokkaido dùng tangzhong dai mềm thơm ngon

Bánh mì sữa hokkaido có lẽ là công thức bánh mì ngọt mềm mà hầu hết ai cũng thích vì hương vị lẫn độ mềm, mịn, dai trong từng thớ bánh. Đối với cách làm bánh mì sữa hokkaido dùng tangzhong là pha 1 phần bột với 5 phần nước hoặc sữa, quấy đều lên rồi đun đến 65 độ C thì để nguội rồi dùng để làm bánh. Bánh làm theo công thức này sẽ thơm theo kiểu đậm đà của sữa hơn một chút, bánh có dùng tangzhong thì rất mềm và nhẹ, cầm chiếc bánh mì mà như cầm gối bông vậy đó! nào hãy cùng anny vào bếp và thực hiện ngay công thức làm bánh này nhé!!!

A. Nguyên liệu cần chuẩn bị

1. Bột Tangzhong

Bột làm bánh mì 20g;

– Sữa tươi không đường 100g.

2. Nguyên liệu làm bột bánh

Bột bánh mì 270g;

– Muối 4g;

Sữa bột 20g;

Men instant 5g;

– Trứng gà 1 quả;

Kem tươi 100g;

– Mật ong 40g;

– Tangzhong 90g.

B. Dụng cụ cần chuẩn bị

Khuôn loaf hoặc 1 khuôn tròn đường kính 20cm.

C. Cách làm bánh mì sữa hokkaido

– Bước 1: Đầu tiên, bạn chuẩn bị bột tangzhong, cho các nguyên liệu trong phần 1 vào nồi và khuấy đều. Đặt nồi lên bếp và đun ở lửa vừa, vừa đun vừa quấy đều đến khi hỗn hợp đạt 65 – 68 độ C. Khi này, hỗn hợp không còn lỏng mà chuyển sang dạng hơi sệt, màu trắng đục như hồ dán. Bột đọng trên thìa có thể quét ngon tay qua và tạo vệt, Sau đó đổ bột ra bát và để nguội.

– Bước 2: Tiếp đến trộn bột, bạn cho tất cả các nguyên liệu trong phần 2 vào âu trộn. Sau đó trộn đều đến khi hỗn hợp hòa quyện thành một khối. Đậy nilon hoặc khăn ẩm lên mặt âu. Và để bột nghỉ khoảng 5 – 10 phút rồi nhồi.

– Bước 3: Nhồi bột bánh: Nhồi bột bằng tay: Bột khá nhão và dính nên có thể sẽ cần dùng thêm ít bột áo. Có thể nhồi trong khoảng 5 phút, để bột nghỉ 5 – 10 phút rồi tiếp tục nhồi. Bột có thời gian nghỉ sẽ bớt dính và nhồi cũng dễ hơn. Tùy vào kĩ thuật nhồi mà có thể mất từ 25 – 40 phút nhồi bột.

+ Nếu nhồi bằng máy: Bạn nhồi bột ở tốc độ vừa trong khoảng 10 – 15 phút rồi để bột nghỉ 5 phút, rồi nhồi tiếp. Do hoạt động của máy sẽ làm khối bột nóng lên nên cần thời gian nghỉ.

– Bước 4: Ủ bột lần 1: Bạn dùng một chiếc âu hoặc bát to, quét 1 lớp dầu ăn mỏng lên đáy và thành âu. Cho khối bột vào âu, lật mặt khối bột để dầu ăn bao đều quanh cả khối bột. Dùng khăn ẩm hoặc nilon bọc kín âu. Ủ bột ở nhiệt độ phòng đến khi bột nở gấp đôi.

– Bước 5: Tiếp đến, sau khi bột đã nở gấp đôi bạn dùng mu bàn tay đế đấm nhẹ hay ép nhẹ cho khí trong khối bột thoát ra ngoài. Lấy bột ra, sau đó nhào bằng tay lại sơ qua trong khoảng 1 – 2 phút.

– Bước 6: Chia bột thành các phần nhỏ (mỗi phần nặng khoảng 76 – 78g rồi ve tròn. Tiếp đến chuẩn bị một khuôn tròn đường kính 20 – 22 cm, chống dính cho khuôn bằng xịt chống dính hoặc dùng bơ lạnh quét đều lên lòng và thành khuôn. Đặt các viên bột vào khuôn rồi ủ bột lần 2 sẽ nở to và tự dính vào nhau, tạo hình bông hoa.

– Bước 7: Ủ bột lần 1: ủ nơi ấm áp và ẩm, đến khi bột nở gấp 2 – 2,5 lần. Mình ủ trong lò nướng bằng cách bật lò ở 50 độ C trong khoảng 3 phút rồi tắt đi. Đặt thêm 1 cốc nước sôi vào trong lò để giữ ẩm, tránh cho mặt bánh bị khô. Nhiệt độ nên ở khoảng 33 – 38 độ C, không được nóng hơn, sẽ làm men hoạt động chậm hoặc chết men.

– Bước 8: Làm nóng lò trước khi nướng bánh ở 15 phút, nhiệt độ 180 độ C. Vì cần làm nóng lò trước, nên khi bột nở khoảng 70 – 80%, bạn có thể bật lò. Đến khi lò đủ nóng thì bánh cũng ủ vừa đủ.

– Bước 9: Nướng bánh ở 175 – 177 độ C trong khoảng 30 – 35 phút. Đặt khay bánh ở nấc thấp nhất của lò. Mặt bánh vàng khá nhanh, nên khi mặt bánh tương đối vàng thì lấy một tờ giấy bạc đậy lên để che cho mặt bánh khỏi bị cháy. Sau khi nướng khoảng 20 phút bạn có thể hạn nhiệt xuống 170 độ C và nướng đến khi bánh chín.

– Bước 10: Sau khi bánh chín lấy ra khỏi khuôn. Để mặt bánh bóng đẹp và thơm, bạn có thể quét một lớp bơ lên mặt bánh, hoặc quét kem tươi (quét từng chút một để có thời gian thẩm thấu). Có thể dùng khi bánh còn ấm nóng. Nhưng nếu muốn cắt lát theo kiểu bánh mì gối thì đợi bánh nguội hẳn mới cắt, nếu không bánh sẽ bị bết và dính trong ruột.

Như vậy món bánh mì sữa hokkaido đã hoàn thành rồi ạ!!! cách làm cũng hơi mất thời gian ở các công đoạn ủ và nhồi bột thôi, nhưng mà cũng đơn giản đúng không nhỉ! nào hãy cùng anny vào bếp và thực hiện ngay công thức làm bánh này nhé!!!

anny chúc cả nhà thành công!!

Giỏ hàng (0 items)

Không có hàng trong giỏ