Không có hàng trong giỏ
Cách làm bánh mochi ví lá dứa nhân đậu xanh dừa đơn giản thơm ngon
Cách làm bánh mochi ví lá dứa nhân đậu xanh dừa đơn giản thơm ngon
Bánh mochi nếu làm theo cách truyền thống thì là cả một nghệ thuật, nhưng cũng có những cách làm nhanh mà cho ra bánh vô cùng chất lượng và không tệ chút nào. Một ưu điểm nữa là nguyên liệu mochi khá là linh hoạt, có thể thay đổi mùi vị tùy theo sở thích và khẩu vị của mình. Trong bài viết này anny chia sẽ đến bạn cách làm bánh mochi vị lá dứa nhân đậu xanh dừađơn giản thơm ngon. Mùi vị của lá dứa và đậu xanh thì cực kì hòa hợp. Bánh thơm dẻo và thanh mát! Nào hãy cùng anny vào bếp và thực hiện ngay món bánh này nhé!!!
A. Nguyên liệu làm bánh mochi vị lá dứa nhân đậu xanh dừa
1. Nguyên liệu phần vỏ bánh
– Bột gạo nếp 110g;
– Bột gạo tẻ 20g;
– Nước cốt lá dứa 60g;
– Nước cốt dừa 120g;
– Dầu ăn 10g;
– Đường 45g;
– Bột nếp rang chín 1,5 thìa cafe;
– Đường bột 1,5 thìa cafe.
2. Phần nhân bánh
– Đậu xanh 50g;
– Nước cốt dừa 20g;
– Dầu ăn 5g;
– Đường 20 – 25g.
B. Dụng cụ cần chuẩn bị
– Tô trộn;
C. Cách làm bánh mochi lá dứa nhan đậu xanh dừa
1. Cách làm nhân bánh và vỏ bánh
– Bước 1: Đậu xanh ngâm nước ấm qua đêm cho mềm. Đồ (hấp) chín rồi xay nhuyễn. Cho đậu vào chảo, trộn thêm nước cốt dừa, dầu ăn và đường, sên nhỏ lửa đến khi hỗn hợp đặc lại, dẻo và không dính chảo.
– Bước 2: Làm vỏ bánh, bạn làm nước cốt lá dứa bằng cách rửa sạch khoảng 9-10 cái lá dứa (lá nếp), cắt thành miếng nhỏ, cho vào máy xay, thêm khoảng 2-3 thìa canh nước rồi xay nhuyễn.
– Bước 3: Sau đó các bạn dùng vải sạch vắt lấy nước cốt. Công thức này sử dụng 60gram nước cốt lá dứa, nếu còn dư thì cất đi để làm bánh khác hoặc cho vào ngăn đá để đông lạnh nhé.
– Bước 4: Rây bột nếp, bột gạo, đường vào âu. Cho nước cốt dừa, nước lá dứa và dầu ăn vào. Dùng phới lồng đánh trứng quấy đều đến khi bột tan hết (hình 6-7). Lọc lại bột qua rây để loại ra các vụn bột bị vón cục. Cho hỗn hợp vào bát thủy tinh chịu nhiệt dùng cho lò vi sóng.
– Bước 5: Để bát vào lò vi sóng, bật nút nấu trong khoảng 4 phút. Nếu có nilon bọc thức ăn loại dành riêng cho lò vi sóng thì nên dùng, sẽ giúp mặt bánh đỡ khô hơn.
– Bước 6: Đổ bột ra giấy nướng bánh. Để bột nguội bớt. Thực tế thì nhiều công thức sử dụng bột áo tại bước này, tuy nhiên mình không muốn có quá nhiều bột áo bám vào bánh nên dùng giấy nướng bánh, hoàn toàn không dính và rất sạch sẽ, tiện lợi. Nếu không có giấy nướng bánh thì các bạn đổ bột ra mặt phẳng có phủ sẵn bột áo.
2. Nặn bánh
– Bước 1: Làm bột áo bằng cách trộn đều 1.5 thìa café bột nếp rang + 1.5 thìa café đường xay (icing sugar). Các bạn có thể tự làm bột nếp rang bằng cách cho bột nếp lên chảo, rang ở lửa vừa đến khi bột hơi chuyển màu vàng ngà, hoặc cũng có thể dùng bột làm bánh dẻo.
– Bước 2: Khi bột còn hơi ấm ấm thì dùng dao sắc chia bột thành 10 phần (mỗi phần khoảng 27-29gram), chia nhân thành 10 phần (18-19gram). Bột còn hơi ấm nặn sẽ dễ hơn là bột nguội hoàn toàn.
– Bước 3: Chuẩn bị một miếng giấy bóng kính rộng, cho viên bột vào giữa, dùng mép miếng giấy hoặc 1 tấm giấy bóng kính khác để ép cho viên bột dẹt ra (hình 13). Cho nhân đậu vào giữa. Gói lại & vê tròn. Lăn viên bột qua bột áo trộn sẵn, phủi cho sạch bột dính ở ngoài. Làm đến khi hết bột và nhân.
– Bước 4: Bánh nặn xong bọc hoặc đậy kín, để nơi khô ráo thoáng mát, . Theo các sách hướng dẫn thì không nên để tủ lạnh do bánh sẽ bị cứng, nhưng mình thấy để tủ lạnh khoảng 30 phút làm bột rắn hơn, ăn cảm giác dẻo kiểu hơi giòn giòn.
Như vậy món bánh đã hoàn thành rồi đấy! Cách thực hiện cực đơn giản mà thành phẩm cho ra lại cực ưng ý! hãy nhanh nhanh vào bếp và thực hiện ngay món bánh này nhé!!!
anny chúc cả nhà thành công!!!
Trả lời