Đường ăn kiên là gì? Đường ăn kiên có tốt không? và các loại đường ăn kiên
Đường ăn kiên là gì? Đường ăn kiên có tốt không? và các loại đường ăn kiên

Đường ăn kiên là gì? Đường ăn kiên có tốt không? và các loại đường ăn kiên

Bạn có bao giờ sử dụng đường ăn kiêng và thấy chúng có hiệu quả như lời quảng cáo hay không? Hãy cùng chuyên mục Kiến thức bổ ích của Anny tìm hiểu nhiều hơn về đường ăn kiêng là gì? Đường ăn kiêng có thực sự tốt không? Các loại đường ăn kiêng hiện nay ra sao nhé!

1. Đường ăn kiên là gì?

– Đường ăn kiêng là một loại chất tạo ngọt, thay thế cho đường và thường được bổ sung vào thực phẩm của những người ăn kiêng. Đường ăn kiêng có thể chứa ít hoặc không chứa bất kì năng lượng nào.

– Sở dĩ gọi là đường ăn kiêng vì nó tạo vị ngọt trên lưỡi của bạn, khiến bạn cứ ngỡ nó được làm từ đường. Vì thế mà đường ăn kiêng cũng được gọi là chất tạo ngọt nhân tạo và được sản xuất từ việc chiết suất thực vật hoặc từ quá trình xử lý các chất tổng hợp hóa học.

đường ăn kiêng là gì

– Đường ăn kiêng thường được thêm vào đồ uống như cà phê và trà, chúng còn được gói trong những giấy màu khác nhau giúp phân biệt dễ dàng hơn.

– Chẳng hạn, ở khu vực Bắc Mỹ, người ta thường gói giấy màu xanh lam với loại đường aspartame; giấy màu hồng với loại đường saccharin ở Mỹ hoặc loại đường cyclamate ở Canada; giấy màu vàng đối với loại đường sucralose; giấy màu cam đối với loại đường được chiết xuất từ la hán quả; hoặc màu xanh lá cây đối với loại đường steviol glycoside.

2. Đường ăn kiêng có tốt không?

Đường ăn kiêng là loại chất làm ngọt nhân tạo, được sử dụng thay thế cho đường nhằm mang lại một số lợi ích cho sức khỏe cũng như phù hợp với đặc điểm của mỗi loại thực phẩm được chế biến. Có thể nói, đường ăn kiêng tốt cho sức khỏe như sau:

a. Tác động đến sự thèm ăn

– Hầu hết các loại đồ uống hoặc thức ăn chứa đường nhân tạo đều có tác dụng làm giảm cảm giác đói cũng như ức chế sự thèm ăn một cách hiệu quả, nhất là ở những người thừa cân.

– Chẳng hạn, người ta đã phát hiện loại đường aspartame làm giảm hoặc không thay đổi về cảm giác thèm ăn, trái ngược lại với nhiều thông tin trước đây cho rằng vị ngọt của aspartame thúc đẩy cảm giác đói.

đường ăn kiêng 1

b. Ảnh hưởng đến cân nặng

– Dùng đồ uống chứa chất làm ngọt nhân tạo là một trong các lựa chọn thay thế của những người muốn làm giảm lượng đường tiêu thụ và những ai thường xuyên uống nước ngọt mỗi ngày. Vì chất làm ngọt nhân tạo có thể hỗ trợ kiểm soát cân nặng hiệu quả.

– Nhiều nghiên cứu cho thấy: việc dùng đường ăn kiêng (chất làm ngọt nhân tại) có thể làm giảm trọng lượng, khối lượng chất béo trong cơ thể cũng như tỷ lệ vòng eo hiệu quả. Thậm chí, chỉ số khối cơ thể BMI có thể giảm đến 1.3 – 1.7.

– Ngoài ra, báo cáo phân tích từ 16 cuộc nghiên cứu chứng minh thêm: loại đường nhân tạo aspartame có thể giảm cân, duy trì cân nặng và kiểm soát năng lượng tiêu thụ ở người lớn.

đường ăn kiêng 3

c. Tránh làm tăng lượng đường trong máu

– Chất ngọt nhân tạo có thể mang lại nhiều tác dụng khác nhau tùy thuộc vào tuổi tác và thể trạng di truyền của mỗi người.

– Nhìn chung, việc sử dụng đường nhân tạo sẽ giúp cho những người bệnh tiểu đường giảm đi hàm lượng đường nạp vào cơ thể, vì chúng vẫn mang lại hương vị ngọt ngào mà không làm tăng lượng đường trong máu hoặc hàm lượng của insulin.

d. Tránh làm tăng lượng đường trong máu

– Chất ngọt nhân tạo có thể mang lại nhiều tác dụng khác nhau tùy thuộc vào tuổi tác và thể trạng di truyền của mỗi người.

– Nhìn chung, việc sử dụng đường nhân tạo sẽ giúp cho những người bệnh tiểu đường giảm đi hàm lượng đường nạp vào cơ thể, vì chúng vẫn mang lại hương vị ngọt ngào mà không làm tăng lượng đường trong máu hoặc hàm lượng của insulin.

c. Làm giảm nguy cơ sâu răng

– Chất làm ngọt nhân tạo được sử dụng thay thế cho đường, không chỉ mang lại hương vị đặc biệt, giống như đường mía mà chúng ta thường ăn, mà còn giảm thiểu tình trạng bị sâu răng sau quá trình sử dụng. Vì chất làm ngọt nhân tạo dường như không gây bất kì phản ứng nào với vi khuẩn trong khoang miệng, nên chúng sẽ không tạo ra axit và gây sâu răng.

– Thậm chí, Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) còn cho phép các sản phẩm có chứa đường nhân tạo sucralose có thể tuyên bố rằng có công dụng làm giảm sâu răng. Hoặc theo cơ quan An toàn Thực phẩm Châu Âu (EFSA) đã từng tuyên bố rằng: hầu hết các chất làm ngọt nhân tạo khi sử dụng thay cho đường sẽ có tác dụng trung hòa axit, nhờ đó ngăn ngừa sâu răng.

3. Những lưu ý khi sử dụng đường ăn kiêng

Một số loại đường ăn kiêng vẫn làm tăng đường huyết và cung cấp nhiều năng lượng nếu bạn lạm dụng quá nhiều. Không phải vì là đường ăn kiêng mà bạn sử dụng liều lượng bao nhiêu cũng được, tùy thích hay tùy những món ăn, đồ uống khác nhau đâu nhé!

– Người không có vấn đề gì về đường huyết hay không mắc bệnh béo phì thì không được khuyến khích sử dụng đường ăn kiêng. Nếu dùng thì nên chọn loại chiết xuất từ thực phẩm tự nhiên. Tuy nhiên, cũng phải dùng có kiểm soát về số lượng, tùy khẩu vị mà lựa chọn loại đường phù hợp.

– Người mắc bệnh đái tháo đường, béo phì nếu dùng đường ăn kiêng nhiều sẽ không kiểm soát tốt đường huyết và cân nặng, và có thể dẫn đến biến chứng nặng nề hơn. Nên kiểm tra đường huyết định kỳ, đặc biệt là sau khi sử dụng một loại đường ăn kiêng mới để kiểm tra về mức độ tăng đường huyết để điều chỉnh liều lượng và loại đường phù hợp.

– Đường bắp hay đường củ cải có độ ngọt kém nên nhiều người thường có xu hướng dùng với số lượng nhiều để đạt độ ngọt vừa ý khi làm bánh, pha chế. Điều này cũng gây nguy hiểm vì sẽ làm tăng đường huyết và tạo ra nhiều năng lượng không cần thiết cho bạn.

4. Các loại đường phổ biến

Dưới đây là một số loại đường ăn kiêng phổ biến mà bạn có thể tham khảo nếu như muốn sử dụng thử trong chế độ ăn kiêng của bạn, như:

a. Đường ăn kiêng isomalt

– Đường ăn kiêng Isomalt đạt chuẩn chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm tại các nước trên thế giới. Đây là loại đường được các chuyên gia khuyên sử dụng để tốt cho cơ thể. Sản phẩm không làm sâu răng, thích hợp cho người ăn kiêng, bệnh tiểu đường, bệnh béo phì và người không muốn béo.

– Độ ngọt của đường ăn kiêng Isomalt bằng 1/2 đường thông thường. Là chất ngọt dinh dưỡng được tinh chế từ nguyên liệu tự nhiên, vị ngọt dịu mát, có thể tái tạo khoáng cho răng, không làm tăng Insulin, không làm ảnh hưởng đến đường huyết.

– Chứa rất ít năng lượng (2 kcal/g) nên những người béo phì có thể sử dụng để ăn hàng ngày và có chỉ số đường huyết thấp nên rất phù hợp với người bị bệnh tiểu đường. Có thể sử dụng để thay thế đường kính trong chế biến các món ăn, pha chế các thức uống hàng ngày. Sản phẩm phù hợp với mọi đối tượng gia đình từ người già đến trẻ nhỏ.

Đường ăn kiêng Isomalt 300g

>> Xem thêm chi tiết tại đây

b. Đường ăn kiêng steviol glycoside

– Đây là loại đường được chiết xuất từ cây cỏ ngọt (thuộc họ Asteraceae) ở Nam Mỹ. Vị ngọt của nó gấp 30 – 320 lần so với đường sucrose (đường ăn từ mía), bền với nhiệt, không lên men cũng như không gây làm ảnh hưởng đến hàm lượng đường sau khi ăn vì cơ thể không chuyển hóa được steviol glycoside.

– Steviol glycoside được sử dụng thay thế cho đường tự nhiên trong chế độ ăn uống của người bị tiểu đường hoặc những ai đang ăn kiêng mà có kiểm soát hàm lượng carbohydrate hấp thụ.

Steviol glycoside

c. Đường ăn kiêng Saccharin

– Vị ngọt của đường saccharin gấp 300 – 400 lần so với đường sucrose, nhưng để lại hậu vị hơi đắng trông giống như hương vị của kim loại. Đường ở dạng tinh thể không màu và nhiệt độ nóng chảy cao từ 224 – 226 độ C.

– Saccharin cũng gọi là đường không chứa năng lượng và được sử dụng thành chất tạo ngọt trong nhiều sản phẩm như kẹo, bánh quy, thức uống giải khát và một số thuốc chữa bệnh, kem đánh răng.

– Theo cơ quan FDA thì chúng ta chỉ nên tiêu thụ mỗi ngày ở khoảng 5mg đường saccharin trên mỗi kg trọng lượng cơ thể.

Saccharin

d. Đường ăn kiêng Aspartame

– Độ ngọt của aspartame gấp 200 lần so với đường sucrose và chứa rất ít calo (khoảng 4 kcal) nên dường như không làm ảnh hưởng đến hàm lượng đường huyết sau khi ăn. Hơn nữa, đường aspartame thường để lại vị ngọt lâu hơn, thậm chí là vị đắng nên người ta hay trộn loại đường này với chất làm ngọt nhân tạo khác như acesulfame kali để có vị ngọt giống đường sucrose.

– Aspartame được sử dụng thay thế cho đường sucrose trong một số đồ uống và thực phẩm. Theo cơ quan FDA thì cơ thể chỉ nên tiêu thụ khoảng 50mg đường aspartame trên mỗi kg trọng lượng cơ thể mỗi ngày.

Aspartame

5. Đường ăn kiêng mua ở đâu?

Tại Anny Shop – Nguyên liệu Dụng cụ làm bánh Đà Nẵng có rất đầy đủ các sản phẩm đường ăn kiêng trên thị trường với chất lượng cực tốt, giá cả cực ưu đãi. Bên cạnh đó, Anny còn có dịch vụ giao hàng đến các tỉnh toàn quốc, hãy đừng ngần ngại liên hệ để được Anny tư vấn và lên đơn giao hàng nhé!

Anny Shop đảm bảo cung cấp đầy đủ các kiểu loại Đồ làm bánh phù hợp với nhu cầu của mọi khách hàng. Không chỉ riêng về dụng cụ làm bánh mà còn cả đa dạng các loại nguyên liệu làm bánh có chất lượng và xuất xứ rõ ràng, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Giỏ hàng (0 items)

Không có hàng trong giỏ